Khoai sọ (Colocasia esculenta) – Phân biệt khoai sọ và khoai môn

Khoai sọ là loại khoai quen thuộc và giàu dinh dưỡng tại Việt Nam. Nhiều người thích ăn khoai sọ vì nó không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, chống táo bón, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu,…


Khoai sọ và Khoai môn đều là cây thuộc loài Colocasia esculenta, được trồng để lấy củ, gồm 2 loại củ cái và củ con. Tuy cùng thuộc một họ khoai nhưng chúng cũng có một số đặc điểm khác nhau:

Trong khi khoai môn cho nhiều củ cái, to. Mỗi củ khoai môn nặng khoảng 1,5 – 2kg và rất ít củ, vỏ màu nâu nhẵn thì cây khoai sọ cho nhiều củ con hơn. Mỗi củ nhỏ bằng nắm tay, vỏ màu nâu nhạt, có lông mỏng, dài.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, người dân vẫn thường gọi khoai sọ là khoai môn và không có sự phân biệt giữa hai loại khoai này.

Phân biệt khoai môn và khoai sọ

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ

Khoai sọ có tên khoa học là Colocasia esculenta, thuộc họ ráy. Khác với khoai môn hay khoai lang, củ khoai sọ nhỏ hơn, có nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn. Củ khoai sọ được hình thành từ thân, thân được chia làm hai phần, thân chính (rễ) phình to thành củ, gồm một củ cái và nhiều củ con mọc xung quanh. Phía trên là thân giả phát triển thành các bẹ lá, xếp lại với nhau.

Khoai sọ là loại củ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E,…

Với nguồn gốc từ Đông Nam Á và Ấn Độ, ở nước ta cũng có nhiều loại giống phổ biến như: khoai sọ trắng khoai sọ dọc trắng, và khoai sọ núi,… Chúng thường mọc dại và được trồng ở một số vùng nông thôn để lấy củ ăn. Bởi vì ngoài hàm lượng lớn xơ và tinh bột, khoai sọ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E,…

Trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,… Dễ thấy khoai sọ nhiều chất xơ, giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể với nhiều công dụng đối với sức khỏe.

2. Tác dụng của khoai sọ

Việc ăn khoai sọ thường xuyên mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:

  • Tốt cho tim mạch: Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp;

Khoai sọ là nguồn cung cấp Kali – chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, Kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp. Do đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào. 100g khoai sọ cung cấp 4,1g chất xơ, tương đương 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể hằng ngày. Ngoài ra, trong khoai sọ còn có carbohydrate phức hợp, làm chậm quá trình tiêu hóa. Nó có tác dụng giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón hữu hiệu;
  • Hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn có tác dụng giảm Cholesterol – một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng Insulinemia,…
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch: Khoai sọ rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm;

Tăng sức đề kháng là lợi ích của khoai sọ mang lại, nên nếu ăn thường xuyên bạn sẽ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Bởi vì hàm lượng lớn vitamin C chứa trong củ là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt khoai sọ còn chứa Cryptoxanthin là chất giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng

  • Tăng lưu thông máu: Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng là những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.
  • Chống lão hoá da: Trong khoai sọ vitamin E, vitamin A là hai loại vitamin có khả năng chống lại sự lão hóa. Nếu bổ sung loại củ này bạn sẽ giảm thiểu và làm mờ được các nếp nhăn, vết thâm. Đồng thời những tế bào bị hư hại cũng sẽ được làm trẻ hóa.
  • Hỗ trợ điều trị viêm thận: Khoai sọ có hàm lượng lớn vitamin và photpho, tốt cho người bị viêm thận. Những người mắc bệnh này có thể thêm khoai sọ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình (nấu canh khoai sọ rau muống, canh khoai sọ nấu thịt) nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể ăn khoai sọ nấu cháo với một chút đường để hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính;
  • Ngăn ngừa suy nhược cơ thể: Nhu cầu năng lượng từ gluxit cần chiếm 60 – 70% tổng năng lượng đưa vào cơ thể. Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều gluxit, cung cấp nhiều năng lượng để nuôi dưỡng tế bào thần kinh và phòng chống suy nhược cơ thể. Những người mới ốm dậy, người gầy yếu, cơ thể suy nhược nên ăn canh khoai sọ móng giò hoặc canh khoai sọ nấu thịt để cơ thể mau chóng phục hồi.

3. Ăn khoai sọ có giảm cân được không?

Trong 100g khoai sọ có chứa khoảng 115 calo, rong khi khoai tây chỉ nạp vào 87 calo. Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành là khoảng 2000 calo/ngày. Vậy ăn khoai sọ có béo không? Câu trả lời là không.

Các thành phần chính có trong khoai sọ chủ yếu là tinh bột, vitamin và các khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. ượng Carbohydrate phức hợp trong khoai sọ còn có tác dụng làm chậm tiêu hóa giúp no lâu, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, chúng còn ít chất béo và giàu protein nên rất phù hợp với những người đang có mong muốn giảm cân

Vì vậy, khi ăn khoai sọ, bạn sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu hơn. Từ đó, bạn có thể giảm lượng thức ăn và đồ ăn vặt nạp vào cơ thể, mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ trong khoai sọ còn kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đào thải chất dư thừa, mỡ tích tụ, đặc biệt là ở vùng bụng, mông và đùi. Vì vậy, ăn khoai sọ có thể giúp giảm cân khá tốt.

4. Một số lưu ý khi ăn khoai sọ

Khoai sọ là một trong những loại thực phẩm dưỡng thai rất tốt cho bà bầu. Nó giàu dinh dưỡng, ít calo, dễ ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, khoai sọ còn có tác dụng chữa sưng đau, bỏng lửa hay bệnh liên quan tới xương khớp. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ nên ăn khoai sọ với lượng vừa đủ và hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.

Nguồn: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/tac-dung-cua-khoai-so-khoai-so-co-giam-can-duoc-khong/

https://medlatec.vn/tin-tuc/bat-ngo-truoc-8-loi-ich-cua-khoai-so-doi-voi-suc-khoe-s51-n26463/

viVietnamese