Mít – thực phẩm cho tương lai

“Trong 7 đến 10 năm nữa, mít sẽ phổ biến như thịt bò”, Angela Means, chủ sở hữu quán Jackfruit Cafe thuần chay ở Los Angeles (Mỹ), tin tưởng.

Mít giờ đây được sử dụng phổ biến trong các món ăn, cả ngọt lẫn mặn. Ảnh: Getty Images.

Kể cả những người thích thịt cũng không thể bỏ qua loại thực phẩm ngon, đa dụng, bổ dưỡng, và lành mạnh này. Mít đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng bắt chước một số loại thịt nhất định.

Tại sao mít bắt kịp “trend”?

Mít có nhiều cách sử dụng, và có thể được sấy khô, chiên, hầm, ăn sống, làm thành mứt, và nhiều cách chế biến khác. Ngay cả lá và hạt của nó cũng có công dụng.

“Khi quả chín, nó siêu ngọt. Nhưng trái cây chưa chín có hương vị trung tính hơn, ít ngọt hơn”, theo California Rare Fruit Growers – một tổ chức phi lợi nhuận của những người đam mê trái cây quý hiếm, người có sở thích và người làm vườn nghiệp dư.

Mít có kết cấu bên trong dai giòn như thịt lợn xé. Có lẽ đó là một trong những lý do tại sao nó đột nhiên nhận được sự ủng hộ như vậy trong cộng đồng say mê thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn với mít: Nó không có nhiều protein so với các chất thay thế thịt khác, theo chuyên gia dinh dưỡng chay Alex Caspero. Một khẩu phần ăn 75 gram mít thường chỉ có 1 gram protein (so với 10 gram protein trong cùng một lượng đậu phụ hoặc 12 gram trong một phần tư chén đậu lăng thô). Vì vậy, đừng hy vọng nó sẽ là nguồn protein duy nhất của bạn.

Bỏ qua các hạn chế về protein, mít mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng tương tự như các loại trái cây khác, tạo ra sự bổ sung xứng đáng vào chế độ ăn uống nếu bạn pha trộn hợp lý hương vị và kết cấu của nó.

Nghiên cứu chỉ ra ăn càng nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật bao gồm cả mít, bạn càng giảm nguy cơ mắc các bệnh bao gồm ung thư và bệnh tim. Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn sử dụng mít thay cho những miếng thịt béo ngậy, có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao hơn, chuyên gia Caspero nói.

Bạn không thể ăn chay, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mít thay cho thịt lợn truyền thống mọi lúc”, ông Caspero cho biết.

Nó là một sự thay thế thịt ít đường, ít carb. Giống như seitan, mít thường tương thích với chế độ ăn low-carb. Một khẩu phần mít chưa chín có chưa tới 1 gram đường và chỉ 5 gram carbs.

“So với các loại trái cây khác, mít có chỉ số đường huyết thấp, do đó, nó không tăng đột biến lượng đường trong máu”, ông Caspero bổ sung.

Mít còn có thể có vai trò lớn hơn nhiều trong chuỗi thực phẩm toàn cầu bằng cách cung cấp một sự thay thế ở các món ăn đường phố phá cách.

Một quả mít có thể nuôi cả gia đình trong vài ngày, không chỉ vì nó quá to mà còn vì tính linh hoạt.

Nó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau trong cả món ngọt và mặn, từ bánh mỳ kẹp thịt lợn xé đến kem mít, bánh quy và bánh mít chín.

Thịt của mít là một nguồn protein thực vật tốt và hạt có thể ăn được, với vị ngọt, màu trắng đục.

Hương vị nhạt và kết cấu xơ của mít làm cho nó trở thành một chất thay thế thịt lý tưởng.

Thực phẩm cho tương lai

Các nhà nghiên cứu thực phẩm bắt đầu ca ngợi tiềm năng của mít, gọi nó là cây trồng chủ lực trên hành tinh đang nóng lên.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng năng suất của những loại cây trồng chính, như lúa mì, gạo và ngô, sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, do đó, mít có thể thay thế, trở thành một loại thực phẩm ngày càng quan trọng trong tương lai.

“Một điều quan trọng về mít là nó rất lớn – một trong những loại quả lớn nhất thế giới”, Danielle Nierenberg, Chủ tịch Food Tank, một viện nghiên cứu thực phẩm có trụ sở tại Washington DC, cho biết.

“Nó đủ lớn để các gia đình chỉ cần một quả cũng có thể sử dụng trong thời gian dài. Cây mít phải chăm sóc tương đối ít, không cần nhiều nước tưới và có khả năng chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, nếu nói về các loại thực phẩm cho tương lai, mít là thứ nên nghĩ tới đầu tiên”, bà Nierenberg khẳng định.

Một số chuyên gia thực vật tin rằng mít có tiềm năng chưa được khai thác hết. Nó là “mỏ vàng” dinh dưỡng – giàu protein, chất xơ, kali và vitamin B, cùng với lượng carb thấp hơn so với gạo hoặc ngô, theo trang The Salt.

Giờ đây, Ấn Độ, nhà sản xuất mít lớn nhất thế giới, đang tận lực phổ biến nó như là một loại thịt “siêu thực phẩm” – được các đầu bếp từ San Francisco đến London và Delhi chào mời vì kết cấu giống như thịt lợn khi còn xanh.

Khi chưa chín, nó được thêm vào món cà ri hoặc chiên, băm nhỏ và xào. Ở phương Tây, mít thái nhỏ trở thành một lựa chọn phổ biến để thay thế thịt lợn xé và thậm chí còn được sử dụng làm topping cho pizza.

“Mọi người thích nó”, Anu Bhambri, người sở hữu một chuỗi nhà hàng ở Mỹ và Ấn Độ, giải thích.

Doanh nhân James Joseph, người sáng lập Jackfruit 365, công ty góp phần đưa mít vào bản đồ “siêu thực phẩm”, thậm chí còn từ bỏ vị trí giám đốc của Microsoft sau khi nhận thấy mối quan tâm của phương Tây đối với mít “như một sự thay thế gốc thực vật cho thịt”.

Dương Châu – (https://nongnghiep.vn/mit–thuc-pham-cho-tuong-lai-d264848.html)

Là họ hàng của trái sa kê, mít mọc ở các khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á, Brazil và châu Phi. Mặc dù là một loại trái cây, kết cấu của nó tương tự như thịt gà hoặc thịt lợn.

Có một hương vị khá trung tính khi còn non, vì vậy nó có thể mang hương vị của bất kỳ loại nước sốt hay gia vị nào mà bạn kết hợp chế biến.

Không giống như nguồn protein động vật, mít không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol, nó có hàm lượng natri nhẹ và cũng ít calo. Mít chứa 3 gram chất xơ mỗi khẩu phần 75 gram. Ngoài ra, một khẩu phần mít cũng cung cấp 110 miligram kali, chất dinh dưỡng tốt cho tim mà nhiều người trong chúng ta không được cung cấp đủ hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese